Everest là ngọn núi cao nhất thế giới, với độ cao 8,850m, thuộc dãy Himalaya, nằm ở biên giới Nepal và Tây Tạng. Độ cao hiện nay là 8,848m, giảm 2,4cm sau trận động đất tại Nepal 25/4/2015 và đã dịch chuyển 3cm về phía Tây Nam.
Phân tích của BBC cho biết khía cạnh nguy hiểm chết người của hành trình Everest không phải là chinh phục đỉnh, mà là lúc cố gắng leo xuống trở về nhà.
Tổng cộng có khoảng 306 người (bao gồm 118 sherpa) bỏ mạng trên núi Everest, đa số là do ảnh hưởng của kiệt sức, chấn thương, tuyết lở, chết do các bệnh liên quan đến độ cao, trong đó hơn 200 người bỏ mạng ở vùng Tử Thần Dead Zone.
THE DEAD ZONE ‘VÙNG TỬ THẦN’ ở độ cao trên 8,000m, lượng oxy cho một người chỉ còn 1/3 so với mực nước biển. Không đủ oxy thì tế bào trong cơ thể bắt đầu chết, đau tim, đột quỵ, phù não độ cao (HACE), phù phổi độ cao (HAPE), phán quyết trở nên suy yếu, không rõ ràng.
Everest luôn bao phủ trong tuyết và băng, gió mạnh. Tháng 1 lạnh nhất với nhiệt độ trung bình -36°C và có thể xuống -60°C . Tháng 7 ấm hơn khoảng -19°C. Tháng 5 có nhiều hy vọng cho các nhà leo núi chinh phục Mt. Everest.
Một hành trình chinh phục Mt. Everest mất khoảng 60.000$, thời gian khoảng 2 tháng, cuối March đến cuối May là thời điểm tốt để leo núi.
Everest huyền bí từ nhiều ngàn năm trước đây đã được người dân Nepal tôn kính đặt tên Sagarmatha (nữ thần của bầu trời); trong khi đó người Tây Tạng chiêm ngưỡng nó như một Chomlungura (nữ thần của vũ trụ), thổ dân quanh vùng, với sự kính trọng tuyệt đối, không mấy ai dám bén mảng đến ngọn núi linh thiêng nay...
TENZING NORGAY SHERPA (1914-1986), quốc tịch Nepal, cùng nhà leo núi New Zealand EDMUND HILLARY (1919-2008) trở thành 2 người đầu tiên đứng trên đỉnh Everest vào lúc 11g30 ngày 29/5/1953.
Họ dành 15’ trên đỉnh, Hillary đã chụp bức ảnh nổi tiếng của Norgay với chiếc rìu băng. Tiếc thay không có bức hình nào của Hillary trên Mt. Everest do Norgay không biết sử dụng máy ảnh.
Ngay sau đó báo chí Ấn Độ và Nepal muốn được công nhận rằng Tenzing là người đặt chân đầu tiên. Cùng với John Hunt, cả ba người họp và đồng ý không nói ai bước lên đỉnh đầu tiên...mãi đến nhiều năm sau đó, khi Tenzing tiết lộ trong cuốn tự truyện của mình, Tiger of the Snows, rằng Hillary thực tế đã bước lên trước anh ta.
SHERPA họ là ai? là một nhóm người dân tộc đến từ miền núi phía Đông Nepal và dãy Himalaya. Họ là những người leo núi có kinh nghiệm cao, rất am hiểu về địa hình núi non. Khả năng leo trèo độc đáo của họ một phần về mặt di truyền chúng đã thích nghi để sống ở độ cao.
Thuật ngữ sherpa thời nay được sử dụng để chỉ bất kỳ guide, trợ lý leo núi, hay người khuân vác nào được trả công để đi cùng với những người leo núi.
Sherpa là người bảo vệ núi, là công cụ dẫn đường, là bạn đồng hành tất yếu của các nhà leo núi.
Sherpa cho biết công việc rất nguy hiểm, đôi lúc gây tổn thất cho gia đình họ, nhưng cũng mang lại thu nhập và cơ hội. Mỗi chuyến đi sherpa có được từ 2,000-5,000$ và được thưởng thêm nếu chinh phục được Mt. Everest.
Trận tuyết lở trên đỉnh Everest đã cướp đi 16 mạng sống sherpa ngày 18/4/2014.
KAMI RITA SHERPA sinh 1970 tại Nepal, lần đầu lên đỉnh Everest năm 1994 và sau đó thực hiện gần như mỗi năm một chuyến, nối gót cha anh ta, một trong những sherpa đầu tiên khi Everest mở cửa đón du khách năm 1950.
Các chuyến lên đỉnh Everest của Rita đều vào tuần thứ 2 và 3 của tháng 5, tháng tốt nhất để chinh phục Everest. Hiện anh ta giữ kỷ lục 24 lần chinh phuc Mt. Everest.
- 2017 lần thứ 21 chinh phục Mt. Everest cùng kỷ lục với Apa và Phurba Tashi.
- 2018 lần thứ 22 lập mới kỷ lục thế giới.
- 15/5/2019 lần thứ 23 phá kỷ lục của chính mình.
- 21/5/2019 lần thứ 24 phá kỷ lục của chính mình vài ngày trước đó.
Ngoài ra Rita cũng đã chinh phục các ngọn núi khác độ cao trên 8,000m như K2, Manaslu, Annapurna, Cho-Oyu, và Lhotse
PHURBA TASHI SHERPA MENDEWA sinh 1971 tại Nepal, được biết đến với 30 lần chinh phục các đỉnh núi lớn ‘eight-thousanders’ của dãy Himalaya:
Mt Everest lần đầu vào 1999 và lần cuối 2013 đạt kỷ lục 21 lần
Cho-Oyu /5
Manaslla /2
Shishapangma /1
Lhotse /1
APA SHERPA (Lhakpa Tenzing Sherpa) sinh 1960 tại Nepal, còn gọi là ‘super sherpa’ chinh phục Mt. Everest đầu tiên vào 1990 cùng với Peter Hillary, con trai Sir Edmund Hillary, người đầu tiên đặt chân lên nóc nhà của thế giới. Kỷ lục cuối cùng lần thứ 21 lên Everest vào năm 2011.
Tháng 4/2012 Apa Sherpa dẫn đầu và thành công chuyến thám hiểm đầu tiên mang tên Great Himalaya Trail, một hành trinh 1,700km trek trải dài toàn bộ chiều dài của dãy Himalaya ở Nepal, được xem là một trong những cung đường trek khó khăn nhất thế giới.
LHAKPA SHERPA, Nữ Hoàng Everest, sinh 1973, nhà leo núi Nepal nổi tiếng với 9 lần chinh phục Mt. Everest, được liệt kê là một trong 100 Phụ Nữ của BBC. Ngày 18/9/2000 cô trở thành người phụ nữ Nepal đầu tiên lên đỉnh Everest và sống sót trở về. Năm 2018 cô phá kỷ lục lần thứ 9 chinh phục nóc nhà của thế giới.
JUNKO TABEI (1939-2016) sinh tại Fukushima, người phụ nữ đầu tiên đặt chân lên Mt. Everest vào tháng 5/1975. Tabei thể hiện khả năng leo núi khi mới 10 tuổi và sớm trở thành nhà leo núi nổi tiếng trong nước.
Năm 1975 nhóm 15 phụ nữ đến Nepal chuẩn bị chuyến leo núi Everest. Khi cắm trại ở độ cao 6,300m một trận tuyết lở ập xuống trại của họ, Junko và các thành viên khác bị vùi dưới tuyết. Cô ta đã bất tỉnh khoảng 6 phút trước khi được sherpa lôi ra khỏi đống tuyết. Tai qua nạn khỏi, 12 ngày sau đó bà Tabei trở thành người phụ nữ đầu tiên đặt chân lên đỉnh Everest.
Năm 1992 bà Tabei đạt danh hiệu người phụ nữ đầu tiên chinh phuc được 7 đỉnh núi cao nhất 7 châu lục. Ngày 22/10/2016 bà qua đời ở tuổi 77.
JORDAN ROMERO (1996, Mỹ) năm 13 tuổi đã lên đỉnh Everest cùng với cha mẹ và 3 sherpa, kỷ lục mới dành cho người leo núi trẻ nhất vào tháng 5/2010, phá kỷ lục trước đây của Temba Tsheri Sherpa (Nepal), 16 tuổi năm 2001.
REINHOLD MESSNER sinh 1944, huyền thoại leo núi người Ý, với thành tích người đầu tiên trên thế giới chinh phục 14 ngọn núi cao trên 8,000m của Trái đất. Điều phi thường là ông ta không cần trợ giúp của bình dưỡng khí.
Vào ngày 8/5/1978 hai nhà leo núi Reinhold Messner và Peter Habeler (1942) là những người đầu tiên lên đỉnh Everest mà không cần oxy bổ sung!
Lydia Bradey (1961), quốc tịch New Zealand. Tháng 10 năm 1988, Bradey leo lên đỉnh Everest thành công, trở thành người phụ nữ đầu tiên lên đỉnh mà không cần oxy bổ sung!
Babu Chiri Sherpa (1965-2001) là một sherpa người Nepal với 10 lần lên đỉnh Everest. Năm 1999 Chiri lập kỷ lục thế giới với 21 giờ trên đỉnh Everest, không ngủ và không cần oxy bổ sung, một kỷ lục vẫn còn tồn tại.
Mặc dù là một người leo núi thành đạt, nhưng ước mơ của anh ta là xây dựng trường học ở Nepal. Năm 2001 Chiri chuẩn bị cho chuyến leo Everest lần thứ 11. Ngày 29/4 khi đang chụp hình ở độ cao 6,500m ông đã ngã vào khe núi và chết.
YŪICHIRŌ MIURA, nhà leo núi người Nhật, vào năm 2003, ở tuổi 70, đã trở thành người già nhất chinh phục đỉnh núi Everest. Miura đã có hai ca phẫu thuật tim vào năm 2006 và 2007. Vào ngày 23 tháng 5 năm 2013, Miura một lần nữa trở thành người già nhất leo lên đỉnh núi Everest ở tuổi 80, nhưng lần này ông ta không thể tự mình đi xuống mà phải nhờ trực thăng đưa xuống base camp.
Tamae Watanabe (1938), nhà leo núi Nhật Bản. Năm 2002 bà trở thành người phụ nữ lớn tuổi nhất leo lên đỉnh Everest ở tuổi 63. Mười năm sau, tháng 5/2012, bà lại phá kỷ lục của chính mình, khi một lần nữa leo lên đỉnh Everest ở tuổi 73.
LỊCH SỬ EVEREST GHI TÊN ... VIỆT NAM
7h15’ giờ Việt Nam ngày 22/5/2008, Bùi Văn Ngợi cắm cờ Tổ quốc lên đỉnh cao Everest, tiếp đó đến Nguyễn Mậu Linh, Phan Thanh Nhiên. Lịch sử Everest đã ghi thêm tên: Việt Nam... Không nước mắt, không nhiều thời gian suy nghĩ, cả nhóm chỉ cố dùng đôi tay tê cóng vì lạnh của mình để nâng cao lá cờ Tổ quốc, hướng về phía Việt Nam...
コメント