Hàng năm cứ đến giữa tháng 4 dương lịch, đồng bào dân tộc Khmer nô nức đón mừng Tết truyền thống Chôl Chnăm Thmây, còn gọi là tết “chịu tuổi” diễn ra trong 3 ngày (ngày 14, 15 và 16 tháng 4 dương lịch năm 2022).
Cùng với Út Trinh, chúng tôi ghé thăm chùa Hạnh Phúc Tăng đúng vào Đêm giao thừa diễn ra lúc 02h12 phút, ngày 13/4/2022 dương lịch. Ngôi chùa được các con em Phật tử, mọi người cùng với Chư tăng tập trung dọn dẹp, trang trí, sơn phết lại cho đẹp và sặc sỡ.
Các gia đình dân tộc Khmer chuẩn bị ăn mặc đẹp, quét dọn, trang trí nhà cửa, chuẩn bị đồ ăn đầy đủ cho ngày tết. Cho dù giàu hay nghèo đều không thể thiếu bánh tét, bánh ít và bánh gừng để cúng bàn thờ ông bà và lễ vật đi chùa.
Chùa Hạnh Phúc Tăng, theo tiếng Khmer là Sanghamangala tọa lạc tại ấp Trung Trạch, xã Trung Thành, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long, được xem là một biểu tượng văn hóa truyền thống đặc sắc của đồng bào Khmer tại Vĩnh Long bởi lối kiến trúc cổ xưa rất độc đáo.
Truyền thuyết xưa kể lại, nơi đây là một khu rừng già có nhiều loài thú dữ như hổ, beo…không ai dám bén bảng tới đây. Một ngày kia có một vị tu sỹ đến đây thuần phục các loại thú trở nên hiền lành, ngoan ngoãn. Vì vậy vị sư này đặt tên chùa là Hạnh Phúc, và cái tên này tồn tại cho đến ngày nay.
Theo các nhà sư kể lại thì chùa này có niên đại cao nhất so với các chùa Khmer khác trên địa phận hai tỉnh Vĩnh Long – Trà Vinh. Chùa được xây dựng vào thế kỷ thứ VII, điều này có thể chứng minh qua số năm thành lập chùa được khắc trên vách của chánh điện. Lúc đầu chùa chỉ được xây dựng bằng cây lá đơn sơ.
Chùa có không gian yên tĩnh, trầm mặc, thư thái bởi những cây cổ thụ hàng trăm tuổi, là nơi trú ẩn của hàng ngàn con chim làm tổ luôn ríu rít tiếng líu lo.
Vẻ đẹp của chùa Hạnh Phúc Tăng còn nằm ở sự hài hòa của nét kiến trúc đặc sắc của Ấn Độ và Thái Lan. Từ bên ngoài đi vào, các bạn sẽ bắt gặp tượng Phật Thích Ca cao 12m với tư thế nghiêm trang. Chánh điện được xây trên nền cao, kiên cố.
Khu vực chánh điện được xây dựng bằng bê tông và xi măng kiên cố. Ngoài ra, nền được lát gạch sau nhiều lần trùng tu. Nhìn lên mái ngói, bạn sẽ nhận ra ngay vẻ đẹp trong nền văn hóa của người Khmer. Mái lợp ngói ba cấp nên tạo thành độ dốc vô cùng đẹp mắt. Đỉnh nhọn nằm chính giữa nóc chùa được điêu khắc công phu.
Chánh điện được xây kiên cố trên nền cao. Nền được lát gạch sau nhiều lần trùng tu. Mái ngói lợp thành ba cấp, trên mỗi đầu cột đều có hình nữ thần Kayno làm gờ đỡ mái chạm khắc tỉ mỉ. Đỉnh tháp nhọn nằm chính giữa nóc chùa được điêu khắc công phu.
Trong khuôn viên chùa có các sima xây trên sân gạch, giống như các am nhỏ là nơi chôn các “hòn đá kiết giới” thiết lập ranh giới của sự tu hành.
Vào tháng 3, diễn ra 3 lễ hội quan trọng - Tết Chôl Chnăm Thmây, lễ Ok – Om – Bôk và lễ Sen Đôn Ta, đây là thời điểm tuyệt vời để tham quan Vĩnh Long, vừa tìm hiểu về tôn giáo, văn hóa truyền thống của đồng bào Khmer sinh sống tại vùng đất Tây Nam Bộ.
Hình ảnh gia đình ông Trầm Bê xuất hiện nơi chánh điện chùa Sanghamangala với bảng ghi công “phát tâm xây dựng.
Ông Trầm Bê là người gốc Hoa, từ nhỏ đến lớn sống giữa cộng đồng Khmer nên luôn hướng về cội nguồn của mình. Ông đã chi số tiền hàng trăm tỷ để xây 9 ngôi chùa, làm nơi thờ cúng Phật cho bà con Khmer nghèo.
Theo ông Thạch Cao Minh, người đã thiết kế 9 ngôi chùa này, tiết lộ số tiền mà đại gia Trầm Bê đã bỏ ra cụ thể: Chùa Vàm Ray (50 tỷ), chùa Cà Hom (10 tỷ), chùa Ba Sát (6 tỷ), chùa Bến Có (4 tỷ), chùa Mới (7 tỷ), chùa Phnô Đôn (còn gọi là chùa Cò - 7,5 tỷ), chùa Tà Điêu (6 tỷ)... 7 ngôi chùa này tọa lạc tại tỉnh Trà Vinh, quê hương của đại gia Trầm Bê. Chùa thứ 8 ở Vũng Liêm, Vĩnh Long là Hạnh Phúc Tăng (6 tỷ). Chùa thứ 9 được xây tại tỉnh Prắc-Huy-Hia, Campuchia có tên Prắc-Huy-Hia (600.000$)
Nhiều ngôi chùa với kiến trúc cổ ít nhiều bị biến dạng sau khi doanh nhân Trầm Bê “phát tâm xây dựng”. Bà con huyện Trà Cú, Trà Vinh thường hay gọi “chùa ông Trầm Bê” do trước cổng chùa và quanh chánh điện có ghi tên, hình ảnh, tranh vẽ, tượng của ông Trầm Bê và dòng họ của ông.
Updated 13/4/2022
Comments